Phùng Gia A Tỷ

Ngày ta thành thân, ta và tỷ tỷ được bà mối dìu đi, mỗi người một ngả, một người về đầu làng, một người về cuối làng.

Ta không muốn gả, nhưng cha đã nhận một xâu tiền sính lễ rồi.

Mẹ kề d.a.o vào cổ, hỏi chúng ta rằng muốn gả đi, hay muốn bà ấy chết. 

Ta sợ hãi, run rẩy nắm lấy tay tỷ tỷ. 

Trong nhà này, tỷ tỷ là người thông minh, tháo vát nhất. 

Tỷ ấy biết cách dùng chút mỡ heo còn sót lại để làm xà phòng, biết kể những câu chuyện kỳ lạ, còn biết làm quạt lá sen cho ta giải nhiệt trong ngày hè nóng bức. 

Lúc này, bụng mẹ đã lớn rồi. 

Mẹ nắm tay ta và tỷ tỷ, dặn dò đủ điều. 

Nào là phải ngoan ngoãn, phải hầu hạ phu quân cho tốt, nếu bị đánh thì đừng khóc lóc, phải mềm mỏng mới có thể sống sót... 

Mẹ nói rất nhiều, rất nhiều, nhưng ta lại chỉ nghe thấy tiếng của tỷ tỷ. 

Đợi đến khi ta không nhịn được quay đầu lại nhìn, thì thấy tỷ tỷ đã quay lưng đi từ lâu. 

Ta nhớ, tỷ tỷ vẫn thường nói không nên oán trách cha mẹ, bởi họ chỉ là những người đáng thương bị thời đại vùi dập.

Dù vậy, khoảnh khắc bị bà mối kéo đi trùm khăn đỏ lên đầu, ta vẫn không nhịn được mà căm hận bọn họ.

Bà ta dùng cành liễu nhỏ quất vào người ta, đau đến mức ta phải nhảy dựng lên, không kìm được mà kêu lên một tiếng. 

Xung quanh chỉ toàn tiếng cười nhạo, thậm chí còn có kẻ giễu cợt: “Tân nương tử, gả cho thằng gù lưng, bệnh lao thì làm ăn được cái gì? Chi bằng để chúng ta thay thằng gù lưng nếm thử mùi vị!”.

Là nương tử của gã gù lưng, trong lòng ta thấp thỏm bất an.

Vừa đến nhà hắn, còn chưa kịp bước vào cửa, bà mẫu đã bắt ta quỳ ở cửa học quy củ. 

Tiếng ho khan từ trong phòng tân hôn cứ đứt quãng vọng ra. 

Ta len lén nhìn qua khăn đỏ vào trong, nào ngờ bị bà mẫu mắt tinh tóm được, một cái tát giáng thẳng lên đầu. 

“Con dâu này không ngoan, phải dạy dỗ cho đàng hoàng!”.

Tên gù lưng sống chẳng được bao lâu nữa, Trương gia cưới nương tử mới là để xung hỷ, đã nói từ sớm là sẽ mở tiệc lớn cả ngày.

Ta quỳ trong sân, mùi thơm của thịt chân giò kho cứ chui thẳng vào mũi. 

Bụng ta đói sôi ùng ục.

Ba ngày trước vừa mớI nói định chuyện hôn sự, cha đã cắt lương thực của ta và tỷ tỷ. 

Thứ nhất là bởi vì ông ta cho rằng ta và tỷ tỷ đã hứa gả đi thì không còn là người Phùng gia nữa, không xứng đáng ăn cơm Phùng gia. 

Thứ hai là do danh tiếng của tên què Chu và tên gù Trương quá vang dội, ông ta sợ ta và tỷ tỷ ăn no rồi bỏ trốn.

Ta quỳ tại chỗ không dám nhúc nhích, bỗng nhiên nhớ tới tỷ tỷ từng nói, tỷ ấy trước khi xuyên không đến đây là kiếp trâu ngựa, bây giờ lại còn không bằng trâu ngựa. 

Trước đây ta không đồng ý, nhưng bây giờ, đầu gối quỳ trên những viên đá vụn đến nỗi mặt mày tái mét, đúng là còn không bằng trâu ngựa.

Quỳ đúng một canh giờ, những người dự tiệc mới dần dần giải tán. 

Bà mẫu cùng với bà mối, giống như xách gà con vậy, ném ta vào phòng tân hôn. 

"Phục vụ phu quân ngươi cho tốt." 

Ném lại một câu như vậy, bà ta khóa cửa lại.

Ta rón rén bước vào trong, khăn đỏ vẫn trùm trên mặt, không dám nhìn quanh. 

Lờ mờ nhìn thấy, trên bàn trong phòng chỉ thắp một cây nến đỏ. 

Nghe nói cưới hỏi phải thắp hai cây nến, ngụ ý chuyện tốt đến theo cặp, Trương gia lại chỉ thắp một cây, không những ý nghĩa không tốt, mà còn đúng là keo kiệt. 

Ánh nến lập lòe, trong lòng ta càng thêm hoảng sợ.

Bà mẫu thì hống hách, tên gù lưng tính tình cổ quái, lại còn mắc bệnh lao, ta đều không dám đắc tội. 

Giá mà tỷ tỷ ở đây thì tốt rồi.

Mò đến giường, ta lấy hết can đảm ngồi xuống, chờ tên gù lưng đến vén khăn trùm đầu. 

Trong lòng nghĩ nếu sau này hắn không đánh ta, hoặc đánh không đau, ta cũng nguyện ý hầu hạ hắn rồi phụng dưỡng bà mẫu đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

Thế nhưng chờ mãi chờ mãi, không đợi được tên gù lưng, lại nghe thấy tiếng hô "cháy nhà rồi" từ ngoài vọng vào. 

Lại một lúc sau, cửa ra vào có động tĩnh.

Có người đẩy cửa, một tay vén khăn trùm đầu ta lên, cười tủm tỉm nhìn ta: "Muội muội, tỷ dẫn muội đi, muội có bằng lòng không?".

Là tỷ tỷ!

Tay trái tỷ ấy cầm con dao, m.á.u hòa lẫn với chất lỏng không rõ tên chảy dọc theo lưỡi d.a.o xuống. 

Nhỏ tong tong, nhỏ tong tong. 

Dáng vẻ ấy, giống hệt như hồi nhỏ mỗi khi Tết đến, cha mẹ g.i.ế.c lợn. 

Advertisement
';
Advertisement