Lý Dục Thần cau mày lại.
Tượng Phật trước mắt là kim thân, ánh sáng vàng rực rỡ, trên người có uy áp vạn trượng, là Phật pháp chính tông.
Nhưng sáu chữ chân ngôn từ miệng Long Bà Ba Dục niệm ra đó lại kỳ dị và cổ quái như vậy.
Đặc biệt là từng xác chết khô đét chạy ra, trên người bọn chúng mang oán niệm rất nặng, dường như lúc còn sống đã phải chịu sự tra tấn phi nhân tính.
Sát khí ngút trời này lại không bị uy lực của Phật trấn áp, ngược lại còn hòa vào với Phật quang, tạo thành một trận pháp kỳ lạ.
Lý Dục Thần chưa từng thấy hiện tượng này, thậm chí cũng chưa từng nghe nói đến.
Nói đến chuyện trên đời có ác tăng, điều này rất bình thường, giống như tiên gia cũng có người nhập ma vậy thôi.
Nhưng Phật pháp là chính pháp, không tùy người mà thay đối nên sẽ không vì yêu tăng mà biến thành yêu pháp.
Long Bà Ba Dục đưa tay ra, niệm một tiếng: Úm!
Khuôn mặt đen nhẻm đầy nếp nhăn của ông lập tức hiện ra vẻ thông thái như một nhà hiền triết.
Động tác và biểu cảm của tượng Phật trên không đồng bộ với ông,
Một tiếng "Úm" vang lên trong đầu Lý Dục Thần, chấn động như sấm sét.
Trong một mảng ánh sáng vàng chói mất, một bàn tay Phật khống lồ đẩy vẽ phía anh một cách bình thường nhưng lại mang theo uy áp vô tận.
Lý Dục Thần suýt nữa thì muốn chửi thề.
Không ngờ người mà anh phải chiến đấu không phải Long Bà Ba Dục, mà là một vị Phật!
May mà đã trải qua hai lần Lôi Kiếp rồi, nếu là bản thân anh một năm trước, chỉ một chưởng này thôi có lẽ đã tan thành mây khói rồi.
Anh vội vàng lùi lại, đồng thời vung kiếm trong tay, một lưỡng kiếm khí bản vào trong Phật quang.
Ánh sáng vàng bỗng nhiên tan biến.
Trên lòng bàn tay của tượng Phật nửa thân trong đám cỏ lại xuất hiện thêm một vết chưởng sâu.
Lý Dục Thần vừa đánh lui bàn tay Phật thì mấy chục xác chết khô đét không biết từ lúc nào đã đến sau lưng Lý Dục Thần, một luồng âm sát chỉ khí ập đến.
Lúc này, anh đã không kịp vung kiếm.
“Trên người anh cuốn lên một đám mây đen, chính là lá cờ U Minh Quý đoạt được từ tay Quỷ Vương.
Quỷ khí vừa khéo khắc chế được thi sát chí khí những xác chết khô đét này như bị bỏng tay, lần lượt lùi lại
"Cờ Quỷ Hắc Thủy!” Long Bà Ba Dục nhìn đám mây đen quấn quanh người Lý Dục Thần thì có hơi kinh ngạc.
Lý Dục Thần không nói nhảm với ông, vung kiếm Huyền Minh, chém đứt ngang thắt lưng hơn chục xác chết khô đét bên cạnh.
Xì!
Long Bà Ba Dục đau lòng hít một hơi, sau đó lại đưa tay ra, giơ lòng bàn tay lên rồi ấn xuống, miệng niệm: Ma ni!
Khuôn mặt ông hiện ra vẻ bi thương như thể ông là Phật Đà trên cao đang an ủi chúng sinh dưới chân núi Linh Sơn vậy.
Trong đầu Lý Dục Thần lại vang lên tiếng tụng "Ma ni” như sấm sét, như thể có vô số vị Phật cùng tụng niệm.
Trên đỉnh đầu là một mảng ánh sáng vàng như mặt trời rơi xuống, trong ánh sáng vàng có một bàn tay lớn đè xuống.
Một chưởng này so với một chưởng đẩy ngang vừa rồi thì thế tới nhanh hơn, uy áp mạnh hơn.
Lý Dục Thần giơ kiếm trong tay đâm lên trên, mũi kiếm chống đỡ bàn tay Phật, cơ thể bị một sức mạnh to lớn đề xuống
Ầm một tiếng.
Hai chân anh lún sâu vào trong đất.
Lý Dục Thần thở ra, sau đó mượn sức mạnh của mặt đất dưới chân, đẩy lên trên.
Mũi kiếm đâm vào thịt lòng bàn tay Phật
Nếp nhăn trên mặt Long Bà Ba Dục vặn vẹo như thế đang đau đón, ông thu tay lại.
Ánh sáng vàng tan đi, bàn tay Phật biến mất khỏi đỉnh đầu Lý Dục Thần.
Ở góc không xa trong đám cỏ, lòng bàn tay của bức tượng Phật đổ nát xuất hiện thêm một cái lỗ, ánh sáng mặt trời xuyên qua lỗ chiếu xuống mặt đất tối tăm bên cạnh Phật tạo thành một đốm sáng.
Lý Dục Thần đứng thẳng người dậy rút hai chân ra khỏi đất.
Long Bà Ba Dục lại ra tay.
Bát Ni!
Lần này, ông đặt một tay ngang như thể đang nâng đỡ thứ gì đó, tay kia tạo thành ngón tay hoa lan rồi vung về phía trước.
'Vẻ bi thương trên khuôn mặt ông biến thành từ bi.
Lý Dục Thần nhìn thấy tôn giả Quan Âm xuất hiện trong ánh sáng vàng, tay nâng bình tịnh, tay kia vẩy cành dương liễu rảy nước cam lộ.
Cam lộ rả rích như mưa.
Mỗi một giọt đều khiến người ta sảng khoái.
Như này hình như không phải là tấn công, mà là giúp đối thủ khôi phục pháp lực.
Nhưng Lý Dục Thần biết chiêu này quá lợi hại.
Ông lấy thế tuyên pháp Quan Âm, lấy lòng từ bi của Phật pháp khiến người ta hoàn toàn thả lỏng, từ bỏ sự chống cự.
Trong tiếng tụng kinh, Lý Dục Thần thậm chí còncầm không chắc thanh kiếm của mình, chứ đừng nói đến việc rút kiếm.
Anh biết chiêu tiếp theo mới là sát chiêu thực sự, là một chiêu hủy diệt.
Sáu chữ chân ngôn của Phật giáo chỉ còn lại một chữ cuối cũng.